Bước 1: Khảo sát công trình để đưa ra phương án nâng nhà lên cao phù hợp.
- Tiến hành đo đạc, kiểm tra chiều cao từ nền cũ và mặt đường đến trần nhà. Nếu chiều cao từ mặt đường đến trần nhà hơn 3m thì nền nhà cần được nâng cao hơn so với mặt đường. Độ cao nền nhà có thể cao hơn mặt đường từ 10-20cm. Ngược lại, nếu chiều cao từ đường đến trần nhà chưa đến 2.8m thì bạn không nên nâng nền nhà. Vì theo kinh nghiệm của các chuyên gia, đây là độ cao chưa đảm bảo, có thể không an toàn sau khi thi công. Ngoài ra, chiều cao từ nền cũ đến trần nhà là số liệu để bạn tham tham khảo xem nên nâng nhà lên cao bao nhiêu để phù hợp với mặt đường cũng như phong thủy nhà bạn.
- Khảo sát chuyên sâu để xác định nguyên nhân cần nâng nhà lên cao.
+ Nếu bạn nâng nhà lên cao vì nhà sụt lún do kết cấu sai khi thi công thì việc nâng nhà lên cao trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi kinh nghiệm nâng nhà lên cao cao hơn, công tác gia cố nền phải chặt hơn hoặc xem lại phương án móng đã phù hợp chưa.
+ Nếu bạn nâng nhà lên cao vì nguyên nhân khác (như thời gian sử dụng lâu dài, công trình mặt đường cao hơn nền nhà, …) thì cần xem xét việc nâng nhà lên cao có phù hợp với khả năng chịu tải của ngôi nhà không. Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó đảm bảo sự vững chắc cũng như độ an toàn của ngôi nhà sau khi thi công.
Bước 2: Xử lý nền nhà cũ trước khi nâng nhà lên cao.
- Đầu tiên, đội ngũ kỹ thuật sẽ làm vỡ bề mặt gạch cũ.
- Tiếp theo, cần kiểm tra và thay thế kết cấu kỹ thuật bị hư hỏng bên dưới nền nhà.
- Sau khi hoàn thành việc thay thế kết cấu cũ, cần dọn sạch sẽ và làm phẳng nền cũ.
- Chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu cần thiết để thi công nâng nhà lên cao.
Bước 3: Thi công nâng nhà lên cao.
Việc thi công nâng nhà lên cao cần được thực hiện bởi đội ngũ thợ giàu kinh nghiệm để đảm bảo nền sau khi nâng nhà lên cao chắc chắn và đảm bảo.
Về cơ bản, để nâng nhà lên cao cần trải qua 7 bước thi công như sau:
1. Làm vỡ bề mạt nền gạch cũ để làm tăng độ liên kết giữa vật liệu cũ và vật liệu mới.
2. Kiểm tra và thay thê các hệ thống kỹ thuật bị hư cũ bên dưới nền nhà.
3. Đổ xà bần hoặc lớp cát lên đến vị trí cần nâng nhà lên cao, đặc biệt cần trừ hao đi 9cm để làm nền nhà.
4. Tưới nước đầm thật kỹ. Bước này tương đối quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng nền nhà sau này.
5. Cán lớp bê tông đá bi dày 5cm để làm cứng nền.
6. Làm lớp vữa tạo độ dốc về hướng thoát nước. Chú ý độ chênh lệch giữa vị trí dày nhất và vị trí mỏng nhất ít nhất đạt 2cm.
7. Lát gạch hoàn thiện việc nâng nhà lên cao.
“Người tính không bằng trời tính”. Mặc dù bạn đã áp dụng tất cả biện pháp để trách việc nhà bị nghiêng lún nhưng điều tồi tệ vẫn có thể đến với bạn với bạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Xây dựng Kim Thành xin giới thiệu với các bạn cách xử lý nhà nghiêng lún hiệu quả nhất hiện nay, gồm 4 bước như sau:
- Bước 1: Đầu tiên tất nhiên là phải khám bệnh. Quá trình này chỉ cần dùng mắt nhìn, tai nghe, cảm nhận và trí tuệ rồi tổng quát và hệ thống lại. Nó mang màu sắc như Đông y và mang tính chất định tính. Máy móc không có vai trò gì bởi xét về điều khiển học, con người là cỗ máy hoàn thiện nhất. Mắt, tai, óc là những máy móc đặc biệt và con người có thể cảm nhận được những sóng đặc biệt như hình dung ra mối đe dọa nào đó.
- Bước 2: Tiếp theo là điều khiển nhà. Thực chất đây là việc chuyển công trình sang dạng cân bằng động, sau đó chỉ cần dùng một năng lượng nhỏ để căn chỉnh độ nghiêng của nó. Khi đã chỉnh xong, người ta sẽ khóa cân bằng động này lại để đảm bảo công trình đứng vững (cân bằng bền). Trong cách xử lý nhà nghiêng này, chuyên gia đã đưa thêm vào những khái niệm mới như khởi động, tăng tốc, giảm tốc, phanh nhà và điều khiển nhà hay kích tiếng công…Bước này đã được tự động hóa và sau này có thể sẽ tiến xa hơn là điều khiến nhà bằng vi tính.
- Bước 3: Phân tích kết cấu, chạy mô hình trên máy tính để kiểm định chất lượng công trình.
Có thể hình dung giai đoạn này dùng đến kỹ thuật Tây y tức là công việc của các nhà khoa học, kỹ sư và máy móc. Các thiết bị máy móc sẽ được điều động để tiếp tục “thăm khám” cho ngôi nhà và đưa ra “phương thuốc” phù hợp. Công việc này mang tính phiến diện và định lượng.
- Bước 4: Cuối cùng là gia cố móng bổ sung nếu cần thiết. Công nghệ gia cố móng này không những được áp dụng cho việc xử lý nhà nghiêng, lún, sập cục bộ mà còn có thể áp dụng việc nâng, di dời hay dỡ bỏ nhà.
Trung bình, cách xử lý nhà nghiêng các bằng công nghệ này sẽ mất thời gian là 70 ngày với đầy đủ các bước. Chi phí xử lý thường tốn 10 – 30% kinh phí so với việc tháo dỡ và xây mới. Và không cần giải tỏa các công trình lân cận vì việc thi công không nhất thiết cần đến mặt bằng. Không như công nghệ cắt móng, công nghệ này dẫn đến việc có thể di dời công trình mà cần cắt móng ở cả những vùng đất yếu.
Tuy nhiên, sẽ không thể xử lý nhà nghiêng được nếu công trình chung tường, chung móng với nhà xung quanh. Nếu như nhà nghiêng không có khe hở với các hộ liền kề thì phải chấp nhận biện pháp gia cố chắc chắn lại móng và giữ nguyên trạng thái nghiêng.
Để có thể gia cố móng nhà, chúng ta cần xác định tải trọng mà công trình cần chịu để có thể tính toán được chính xác các thông số còn lại.
Đầu tiên, chúng ta cần xác định diện tích công trình bạn cần mở rộng là bao nhiêu? Móng cũ của công trình có thể chịu được tải trọng là bao nhiêu? Từ có chúng ta có được tải trọng mà công trình gia cố móng nhà mà chúng ta sắp tiến hành thi công cần chịu.
Gia cố cột cũng có nhiều phương pháp, việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào quy mô mở rộng của công trình và tải trọng có thể chịu của nền móng cũ. Nhìn chung, các cột cũ sẽ được bỏ đi lớp hồ xi măng bên ngoài, sau khi làm sạch sẽ được tiến hành khoan để cấy thép và đai thép vào. Tùy vào từng công trình mà kích thước thép cấy vào được tính toán phù hợp để đảm bảo kỹ thuật cũng như tiết kiệm chi phí.
Tương tự gia cố cột, móng cũng có nhiều phương pháp để gia cố. Tuy nhiên, hiện nay làm tăng tiết diện móng để tăng khả năng chịu lực là phương pháp gia cố móng nhà được sử dụng nhiều nhất.
Đối với phương pháp này, hố móng sẽ được đào rộng hơn sau đó tiến hành khoan cấy theo có tiết diện lơn vào móng, tiếp theo là đổ bê tông mới vào miễn sao tiết diện của móng mới lớn hơn móng cũ. Ngoài ra chúng ta còn có thể sử dụng cọc cừ tràm để gia co mong nha.
Chuyên :