Trong công tác gia cố móng nhà đơn, đôi khi người ta cải tạo móng đơn thành móng băng hoặc móng băng thành móng bè. Trường hợp này xảy ra khi lớp đất dưới đáy móng có biến dạng lớn, giữa các móng đơn có sự chênh lún đáng kể, tải trọng cũng như điều kiện làm việc của móng thay đổi do công năng và kết cấu bên trên công trình có sự thay đổi, độ cứng của công trình cần được tăng lên và một vài nguyên nhân khác. Tường bê tông cốt thép được thêm vào với vai trò liên kết các móng đơn cũ với nhau để chuyển móng đơn dưới cột thành móng băng.
>>> Xem thêm : Dịch vụ xử lý sự cố nghiêng nhà
Giải pháp chuyển từ móng băng sang móng bè được thực hiện bằng cách thêm bản bê tông cốt thép nối chân của các móng băng với nhau. Người ta đục sẵn lỗ ở phần dưới của móng băng và bố trí các giằng bê tông cách nhau từ 3 đến 4m để tăng cứng cho bản bê tông nối đáy móng.
Hình dưới là hình ảnh trên công trường thực tế thực hiện giải pháp gia cố móng nhà thông qua bọc bê tông cốt thép và mở rộng kích thước của móng.
>>> Xem thêm : Xử lý nhà nghiêng ở quận 7 TPHCM
Để đảm bảo liên kết giữa tường BTCT đổ thêm và móng cũ, người ta đánh nhám, khía rãnh tại những vị trí tiếp xúc của cốt thép để hàn thép của tường mới với thép của móng cũ. Tuỳ từng trường hợp, nếu các kỹ sư chỉ muốn tăng độ cứng và giảm chênh lún giữa các móng cũ thì chỉ cần bố trí thêm tường là đủ, còn nếu muốn tăng khả năng chịu tải cho móng mới thì phần phía dưới chân tường có thể mở rộng ra để tăng diện chịu tải cho móng.
>>> Xem thêm: Dịch vụ Xử lý móng nhà trên nền đất yếu
Gia cố móng nhà nông bằng mở rộng đáy móng đồng thời tăng chiều sâu chôn móng bằng cách thêm các kết cấu chống đỡ phía dưới móng cũ. Người ta đặt thêm bản bê tông cốt thép ở phía dưới móng cũ, giải pháp này không làm thay đổi đáng kể chiều sâu chôn móng mà vẫn tăng khả năng chịu lực cho móng. Đất dưới móng cũ được đào cục bộ 1-2m và bản bê tông cốt thép đúc sẵn hoặc đổ tại chỗ được bố trí thêm trong những hố đào này.
Sau khi thi công xong phần bản gia cố móng nhà, đất dưới đáy móng được nén chặt bởi kết cấu móng mới, khoảng trống còn lại trong hố đào được lấp đầy bằng bê tông đầm chặt. Trong một số trường hợp để tránh nguy hiểm, người ta phải làm giảm tải trọng xuống móng trong quá trình cải tạo bằng cách lắp đặt thêm hệ chống đỡ tạm thời hoặc cừ thép.
>>> Xem thêm : Dịch vụ Nâng nhà lên cao