Trong xây dựng thì việc nền đất yếu chúng ta rất thường xuyên hay gặp phải. Và khi ở trong trường hợp này bạn cần tìm các phương pháp xử lý móng nhà trên nền đất yếu ngay để có thể nhanh chóng tiếp tục thi công không làm ảnh hưởng tiến độ của công trình. Nếu nền đất yếu bạn hãy thử áp dụng ngay 3 phương pháp chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây nhé!
Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp xử lý móng nhà trên nền đất yếu bằng một số các biện pháp cơ học, vật lý và hóa học. Cụ thể là:
Xử lý kết cấu công trình bằng cách thi công đóng cọc cát
- Biện pháp hóa học: keo kết đất bằng xi măng, silicat hóa, vữa xi măng.
- Biện pháp vật lý: Hạ mực nước ngầm, bấc thấm, điện hóa.
- Biện pháp cơ học: Làm chặt bằng đầm, đầm chấn động, bằng giếng cát, thay đất, nén trước, đệm cát hay các loại cọc (cọc cát, cọc đất, cọc vôi…).
Nền đất yếu cũng có thể là do móng của công trình. Và để xử lý nền móng theo phương pháp này bạn cần phải làm như sau:
Cách xử lý móng nhà trên đất yếu bạn cần thực hiện chuẩn xác mang lại kết quả tốt nhất
- Thay đổi chiều sâu chôn móng để làm tăng trị số sức chịu tải của nền cũng như giảm ứng suất gây lún cho móng từ đó nền đất được đảm bảo.
- Thay đổi kích thước và hình dáng móng để cải thiện điều kiện chịu tải và biến dạng của nền đất.
- Thay đổi các loại móng và độ cứng cho phù hợp với điều kiện địa chất: thay bằng móng băng, móng bè, móng hộp, móng băng giao thoa…
Nền đất yếu nó có rất nhiều nguyên nhân và đặc điểm công trình bị lún hoặc lún lệch quá lớn cũng sẽ làm cho nền đất yếu. Do vậy bạn có thể áp dụng phương pháp xử lý nền móng này để giải quyết ngay tình trạng này. Bạn cần phải làm giảm áp lực tác dụng lên mặt nền hoặc làm tăng khả năng chịu lực là có thể xử lý nền móng ngay tức thời được.
Xử lý kết cấu công trình bằng cách dùng vật liệu nhẹ và kết cấu nhẹ
- Dùng kết cấu tĩnh định hoặc phân cắt các bộ phận trong công trình để làm tăng sự linh hoạt của kết cấu thì mới xử lý việc lún lệch và không đồng đều.
- Tăng khả năng chịu lực bằng các đai bê tông cốt thép để khả năng chịu ứng suất khi chịu uốn sẽ đảm bảo hơn.
- Giảm tĩnh tải tác dụng lên móng bằng cách sử dụng vật liệu và kết cấu nhẹ nhưng vẫn cần đảm bảo khả năng chịu lực của công trình.
Trên đây chính là các biện pháp xử lý móng nhà trên nền đất yếu hiện nay mà mọi người hay sử dụng. Và bạn cần quan sát công trình khi thực hiện để nhanh chóng phát hiện ra dấu hiệu nền đất yếu từ đó mới có thể sử dụng phương pháp xử lý nền móng kịp thời ngay được. Ở trong tình huống nào thì bạn nên áp dụng cách xử lý móng nhà trên nền đất yếu thích hợp với nó để mang lại hiệu quả tốt nhất.